Thiết bị điện công nghiệp là bộ phận không thể thiếu của ngành điện công nghiệp. Vậy thiết bị điện công nghiệp là gì? Có các thiết bị điện công nghiệp nào phổ biến hiện nay? Chúng mang đến lợi ích gì khi sử dụng? Hãy cùng Hakasi.vn tìm hiểu ngay nhé!
Thiết bị điện công nghiệp là gì?
Các thiết bị điện công nghiệp là thành phần quan trọng của ngành điện công nghiệp. Chúng là những thiết bị có nhiệm vụ đóng cắt, điều khiển, điều chỉnh, bảo vệ, chuyển đổi… hệ thống điện. Đồng thời kiểm tra tất cả các hoạt động của hệ thống mạng lưới điện và các loại máy điện. Thiết bị này được dùng trong các các nhà máy, trạm điện, trạm biến áp, chung cư cao ốc, bệnh viện…
Tên các thiết bị điện công nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và chức năng của chúng. Đồng thời, ký hiệu thiết bị điện công nghiệp cũng không giống nhau. Mỗi loại thiết bị sẽ có ký hiệu riêng để phân biệt.
Xem thêm:
Lợi ích khi sử dụng thiết bị điện công nghiệp
Thiết bị điện nói chung và thiết bị điện công nghiệp nói riêng mang đến nhiều lợi ích cho con người. Với mỗi loại sẽ có nhiệm vụ khác nhau, nhưng các thiết bị điện đều có những công dụng sau:
- Thiết bị điện công nghiệp giúp dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, từ đó tiết kiệm sức lao động cho con người.
- Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng chất lượng sử dụng.
- Thiết bị điện giúp cải tiến kỹ thuật sử dụng, cải tiến năng suất thiết bị công nghiệp. Nhờ vậy giúp con người thực hiện các quy trình liên hoàn.
- Thiết bị điện thực hiện những điều con người không thể làm thủ công như hút bụi, điều hòa, giảm độ ẩm,…
Các thiết bị điện công nghiệp phổ biến hiện nay
Thiết bị đóng cắt
Thiết bị đóng cắt có tác dụng chuyển đổi, điều khiển và bảo vệ mạch điện, thiết bị điện trước những sự cố về điện.
Thiết bị này gồm có: cầu dao tự động MCB, cầu dao tự động MCCB, máy cắt không khí ACB, khởi động từ, contactor, bộ cầu chì chuyển đổi mạch, bộ chuyển mạch, cầu chì HRC, bộ cách ly không tải, ELCB…
Xem thêm:
Biến tần
Thiết bị điện công nghiệp biến tần làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ. Từ đó điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp mà không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Thiết bị này dùng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự dòng điện đặt vào các cuộn dây của động cơ. Mục đích là để làm sinh ra từ trường xoay làm quay động cơ.
Biến tần có nhiều loại khác nhau, bao gồm: biến tần DC; biến tần 1 pha 220V, biến tần 3 pha 220V, biến tần 3 pha 380V, biến tần AC…
Rơ le bảo vệ
Đây là một loại thiết bị điện từ. Chúng dựa trên hoạt động của cuộn dây điện từ tác động lên các bộ phận truyền động. Từ đó phát hiện các điều kiện hoạt động bất thường như quá dòng, quá áp, dòng công suất ngược, tần số quá cao hoặc thấp.
Rơ le bảo vệ bao gồm những loại sau: loại rơ le bảo vệ quá dòng (OC), bảo vệ chạm đất (EF), bảo vệ dòng rò (EL), bảo vệ quá áp (OV), bảo vệ kém áp (UV), bảo vệ mất pha (PF, PL), bảo vệ đảo pha (PS), bảo vệ quá tần số, bảo vệ thiếu tần số,… Các thiết bị điện công nghiệp này giúp bảo vệ hệ thống điện khỏi các sự cố.
Cảm biến
Cảm biến có chức năng nhận biết các yếu tố vật lý, hóa học ở vị trí mà nó được đặt vào. Sau đó, cảm biến sẽ chuyển các yếu tố đó thành dạng thông tin mã hóa và gửi về màn hình, hệ thống PLC, máy tính. Từ đó điều khiển các thiết bị khác từ xa.
Có nhiều kiểu cảm biến, phổ biến nhất là: cảm biến quang, cảm biến tiệm cận, cảm biến mức, encoder, cảm biến nhiệt độ, cảm biến siêu âm, cảm biến lực, cảm biến áp suất…
Bù công suất phản kháng
Bù công suất phản kháng giúp giảm hao tổn công suất điện và giảm sụt áp. Thiết bị này gồm có tụ bù, bộ điều khiển tụ bù và phụ kiện.
Phụ kiện tủ điện và đồng hồ đo điện
Đây là thiết bị điện công nghiệp quan trọng và thường gặp. Phụ kiện tủ điện có những thiết bị như sau: đồng hồ volt, đồng hồ ampe, đồng hồ vạn năng, ampe kìm, biến dòng điện, biến điện áp, đồng hồ tủ điện đa năng, đồng hồ giám sát điện năng, quạt tủ điện, lọc bụi, gối đỡ, co nhiệt…
Đồng hồ đo điện gồm: đồng hồ điện, đồng hồ kwh, công tơ điện tử… Chúng có tác dụng kiểm tra, xác định các thông số của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều. Máy có thể đo được cường độ dòng điện, điện áp, điện dung, điện trở, tần số,…
Các thiết bị điện công nghiệp khác
Thiết bị đo kiểm, thiết bị tự động, thiết bị chống sét,… Mỗi thiết bị sẽ có chức năng riêng. Trong đó, thiết bị đo kiểm gồm các loại máy đo chuyên nghiệp như: máy hiện sóng, máy phát sóng, máy đếm tần số, máy đo độ dẫn điện của dung dịch, máy đo từ trường…
Thiết bị tự động gồm: bộ điều khiển nhiệt độ, counter, bộ đo thời gian tổng, đo điện áp, các bộ hiển thị xử lý, bộ điều khiển động cơ servo, timer, bộ điều khiển lập trình…
Thiết bị chống sét giúp chống sét lan truyền trên đường dây điện. Chúng giúp bảo vệ hệ thống điện và con người.
Trên đây là thông tin quan trọng về các thiết bị điện công nghiệp. Mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn.